0944.750.037 sales@ttsvietnam.vn Website thương mại điện tử, bán hàng TOA chính hãng 100%, CO/CQ,...
Ngôn ngữ: Vi En
Trang chủ Website TOA Việt Nam
Hotline: 0944.750.037 (Có Zalo)
ĐANG TRUY CẬP: » TRANG CHỦ > KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ > BẢN TIN KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ > BỘ LỌC THÔNG DẢI - BPF (BAND PASS FILTER)

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter)

Nguồn: toavietnam.net - Cập nhật: 2024-05-04

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) trong âm thanh là một dạng lọc tần số âm thanh, cho phép một khoảng tần số nhất định đi qua, cản tần số thấp và cả tần số cao.

Bo-loc-thong-dai--BPF-Band-Pass-filter-.jpg

Về cơ bản bộ lọc thông dải là sự kết hợp giữa Bộ lọc thông cao - HPF (High Pass Filter - tần số cắt FL) và Bộ lọc thông thấp - LPF (Low Pass Filter - tần số cắt FH) trong đó tần số cắt FH> FL

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) có vai trò rất quan trọng trong hệ thống âm thanh, giúp tăng cường tiếng dải trung rất tốt, đặc biệt loa 3 đường tiếng trong Prosound.

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) tại sao cần

Trong hệ thống âm thanh giải trí, nghe nhạc đặc biệt là âm thanh biểu diễn, prosound thì có rất nhiều loa 3 thành phần hoặc loa chỉ phát dải tần trung, nên chúng ta cần bộ lọc để tối ưu công suất và tiếng của loa, chính vì vậy Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) được ứng dụng rất nhiều.

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) có những loại nào

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) chủ động 

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) chủ động, các thông số về tần số cắt, khoảng tần số dễ dàng điều chỉnh bằng phím hoặc phần mềm.. và thường là các bộ EQ, Processor... có chíp xử lý DSP.

  • Ưu điểm: tần số cắt linh hoạt, phù hợp với mọi loại loa

  • Nhược điểm: Giá thành cao, và cần kỹ thuật chuyên môn để điều chỉnh

  • Các thiết bị TOA có chức năng lọc chủ động: DP-SP3M-864DA-3606DA-3612DA-3624DA-3648D hoặc A-5006A-5012 (đều có phần mềm chỉnh riêng)

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) thụ động 

Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) thụ động khá đơn giản và phổ thông trên thị trường. Mạch lọc không cần điện, chỉ sử dụng RCL để tạo thành mạch lọc, đây là sự kết hợp giữa - Mạch lọc thông cao RC hoặc LC với Mạch lọc thông cao LC  hoặc RC.

  • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ

  • Nhược điểm: Mạch lọc loa nào thì đi loa đó, không lắp lẫn được do mỗi loa có đặc tính tần số khác nhau, lắp lẫn có thể không phát huy hết hiệu suất của loa

  • Các dòng loa TOA hiện mới có dòng 2 đường tiếng nên chưa tích hợp mạch lọc dạng này, nhưng trên thực tế các loa hội trường dùng rất nhiều

Thông thường mạch lọc thông thấp thụ động được lắp đặt trực tiếp vào trong thùng loa và lắp đặt nối tiếp ở giữa: Amply - LPF-  LOA

Nếu loa có nhiều loa thành phần thì một mạch sẽ được tích hợp nhiều mạch lọc khác nhau

bộ lọc tần số.jpg

Xem lịch sử

Hỗ trợ Zalo
Call: 0944.750.037
Hỗ trợ Zalo
(Click vào hình QRCode/số điện thoại, tự mở zalo)