Bộ lọc cấm dải - Bộ lọc chặn dải - Notch Filter là một dạng lọc tần số trong đó có khoảng tần ở giữa bị chặn không cho qua, và thực sự bộ lọc này ít dùng trong âm thanh vì không phù hợp, vì không có loa nào chỉ phát tần thấp và cao mà không phát tần trung cả. Nhưng lại được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật vô tuyến điện, điều chế.
Thông thường, với hệ thống âm thanh chỉ dùng:
Bộ lọc thông dải - BPF (Band Pass filter) cho loa Trung
Bộ lọc thông cao - HPF (High Pass Filter) cho loa treble, tweeter
Bộ lọc thông thấp - LPF (Low Pass Filter) cho loa bass, sub-woofer
Bộ lọc cấm dải - Bộ lọc chặn dải - Notch Filter chủ động
Bộ lọc cấm dải - Bộ lọc chặn dải - Notch Filter chủ động, các thông số về tần số cắt, khoảng tần số dễ dàng điều chỉnh bằng phím hoặc phần mềm.. và thường là các bộ EQ, Processor... có chíp xử lý DSP.
Ưu điểm: tần số cắt linh hoạt, phù hợp với mọi loại loa
Nhược điểm: Giá thành cao, và cần kỹ thuật chuyên môn để điều chỉnh
Các thiết bị TOA có chức năng lọc chủ động: DP-SP3, M-864D, A-3606D, A-3612D, A-3624D, A-3648D hoặc A-5006, A-5012 (đều có phần mềm chỉnh riêng)
Bộ lọc cấm dải - Bộ lọc chặn dải - Notch Filter thụ động
Bộ lọc cấm dải - Bộ lọc chặn dải - Notch Filter thụ động khá đơn giản và phổ thông trên thị trường. Mạch lọc không cần điện, chỉ sử dụng RCL để tạo thành mạch lọc, đây là sự kết hợp giữa - Mạch lọc thông cao RC hoặc LC (tần số cắt F1) nối song song với mạch lọc thông cao LC hoặc RC (tần số cắt F2) với điều kiện: F2>F1 .
Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ
Nhược điểm: Mạch lọc loa nào thì đi loa đó, không lắp lẫn được do mỗi loa có đặc tính tần số khác nhau, lắp lẫn có thể không phát huy hết hiệu suất của loa