Khi sử dụng và lựa chọn loa TOA, có một số thông số kỹ thuật mà anh em kỹ thuật nên đọc và hiểu rõ để lựa chọn sản phẩm cho đúng và chuẩn xác nhất.
>
KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ >
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT - KẾT NỐI >
THÔNG SỐ KỸ THUẬT LOA TOA VÀ CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNGKhi sử dụng và lựa chọn loa TOA, có một số thông số kỹ thuật mà anh em kỹ thuật nên đọc và hiểu rõ để lựa chọn sản phẩm cho đúng và chuẩn xác nhất.
DANH MỤC CHÍNH
Vỏ loa, loại cấu tạo của loa
Công suất phát của loa.
6W (100V Line) : Nếu nối loa với tăng âm ngõ ra 100V thì loa sẽ phát ở công suất 6W
3W (70V Line) : Nếu nối loa với tăng âm ngõ ra 70V thì loa sẽ phát ở công suất 3W
Trở kháng của loa. Tùy theo ngõ vào khác nhau sẽ có mức trở kháng khác nhau. Loa có thể có trở kháng thấp 8Ω hoặc trở kháng cao 100V/70V Line
Trở kháng cao: Z = 100^2/(công suất loa) hoặc Z = 70^2/(công suất loa)
Nếu mục này ghi nhiều loại công suất thì loa có thể chỉnh công suất được (Bằng phím xoay, bằng cách thay dây cắm, cọc cắm...)
VD như spec trên là của BS-1030B: Loa có thể phát 30W ở trở kháng thấp (không thay đổi được mức phát), nhưng ở mức 100V Line có thể chọn công suất phát (30W, 20W, 15W, 10W, 5W)
Độ nhạy hay hiểu đơn giản là khả năng phát của loa, loa phát âm lượng lớn hay nhỏ đều thể hiện ở độ nhạy này.
Lưu ý: Loa 30W và loa 10W có thể có cùng độ nhạy, nhưng khi phát âm lượng loa 30W sẽ to hơn nếu vì độ nhạy là đo ở mức phát loa chỉ 1W và đo ở 1m, chứ không phải đo ở 30W hay 10W
Sound Pressure Level là cách gọi khác của sensitivity loa, cách đo tương tự như trên
Tần số đáp ứng của loa hay tần số phát của loa. Mỗi loa tùy cách chế tạo và thành phần mềm có tần số phát ra khác nhau
Lý tưởng là loa có tần số phát trong toàn bộ dải âm mà tai người có thể cảm nhận được từ 20Hz tới 20kHz. Nhưng do vật liệu và cách thức chế tạo khác nhau nên sẽ có tần số khác nhau.
VD PC-658R có tần số phát 100Hz tới 18kHz. hoặc BS-678 có tần số phát 150 Hz - 20 kHz
Tham khảo thêm vài viết riêng về thông số này: https://toavietnam.net/article-48-tan-so-am-thanh-cua-loa-la-gi-sao-phai-quan-tam-.html
Thành phần cấu tạo loa, thành phần loa... Loa chỉ khái niệm chung gọi 1 sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng trong loa có thể có nhiều thành phần khác nhau để tái tạo âm thanh hoàn hảo nhất.
VD loa F-2000BT trong loa có 2 loa thành phần: Loa bass và treble, bạn có thể nhìn rõ như trong hình
Hay còn gọi là đường kính lỗ khoét trần cho loa âm trần. Bạn khoét to hơn kích thước tiêu chuẩn có thể làm hở lỗ rất mất thậm trí hoặc không gá loa lên được, còn lỗ quá nhỏ không đút vừa loa.
Thông số này rất quan trọng để thi công và chuẩn bị mặt bằng thi công,.
Cách thức gắn loa lên trần: Ngoằm lò xo, ốc vít, hộp....
Tiêu chuẩn chống bụi/nước của loa hay gọi là tiêu chuẩn IP, quyết định đến việc loa dùng trong nhà hay ngoài trời. Nếu spec không ghi tiêu chuẩn này nghĩa là loa chưa được kiểm tra hoặc không có, không nên dùng khu vực độ ẩm cao
Để hiểu về thông số này, vui lòng tham khảo thêm bài viết sau: https://toavietnam.net/article-99-tieu-chuan-chong-bui-nuoc-ip-loa-toa.html
Thành phần cấu tạo lên loa: Loa cấu tạo từ nhựa ABS hay PLA, vành làm bằng thép hay carbon....
Phụ kiện đi kèm loa: Không phải mua thêm, sẽ đi kèm theo loa khi mua sản phẩm