Hiện nay trên thị trường tồn tại hai dòng loa chủ yếu đó là loa có biến áp và loa không có biến áp, và khi chúng ta chọn loa thì nên chọn loa nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn và phân tích cho các bạn hiểu rõ hai dòng loa này
>
KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ >
BẢN TIN KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ >
LOA CÓ BIẾN ÁP VÀ LOA KHÔNG CÓ BIẾN ÁP LÀ GÌ VÀ CÁCH SỬ DỤNGHiện nay trên thị trường tồn tại hai dòng loa chủ yếu đó là loa có biến áp và loa không có biến áp, và khi chúng ta chọn loa thì nên chọn loa nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn và phân tích cho các bạn hiểu rõ hai dòng loa này
DANH MỤC CHÍNH
Ngay tên gọi đã cho chúng ta bản chất của loa. Đây là các dòng loa nguyên bản ban đầu, thành phần cấu tạo chỉ có loa hoặc vỏ hộp hoặc các bộ phân tần, và thường được sử dụng trong âm thanh nghe nhạc, biểu diễn
Trở kháng của loa khá nhỏ: 2Ω, 4Ω, 6Ω, 8Ω, 16Ω
Và thường gọi là loa trở kháng thấp (Low impedance speaker)
Ưu điểm loa không biến áp
Chất lượng tiếng hay. Do loa lấy âm thanh từ amply nên chất lượng tiếng ko bị méo.
Nhược điểm loa không biến áp
Chỉ sử dụng amply trở kháng thấp, nên việc phối hợp trở kháng các loa khá phức tạp: VD Amply hỗ trợ ngõ ra 4Ω, chúng ta phải nối các loa song song, nối tiếp làm sao trở kháng >4Ω mới đạt yêu cầu
Không nối được nhiều loa/kênh amply: Do vấn đề phối hợp trở kháng, nên chỉ nối được 1-2 loa amply
Côn loa dễ cháy: Do chỉnh âm lượng loa vượt quá ngường vào của loa, dẫn đến loa phát quá lớn và côn loa dễ cháy hoặc bục màng loa
Khoảng cách từ loa tới amply ngắn: Chỉ khoảng <100m. Khoảng cách càng xa, tiết diện dây nối loa càng lớn
Trong âm thanh thông báo do khoảng cách từ loa tới amply rất xa và sử dụng rất nhiều loa. Nên việc dùng loa không biến áp thì việc phối hợp trở kháng vô cùng phức tạp, theo đó là số lượng amply dùng rất lớn.
Để giải bài toán đó, người ta trạng bị trong các amply thông thường 1 biến áp khuếch đại tín hiệu loa thông thường lên mức 100V hoặc 70V. Sau đó, mặt sau của loa trang bị thêm 1 biến áp để hạ áp 100V/70V xuống mức của loa. Khi đó, trở kháng của loa rất cao. VD như loa 3W có trở kháng 3.3kΩ, 6W (1.7kΩ), 10W (1kΩ)...
Và thường gọi là loa trở kháng cao (High impedance speaker)
Ưu điểm loa có biến áp
Các loa nối song song: Chúng ta dễ dàng nối từ 1-2 loa tới vài nghìn loa/đường dây.
Khó bị cháy côn loa: nếu vặn volume tối đa thì điện áp tới loa cũng chỉ 100V bằng với mức ngõ vào tối đa của loa có biến áp, nên gần như rất khó hỏng với các dòng loa có biến áp
Khoảng cách từ loa tới amply xa: Có thể lên tới 700-800m
Nhược điểm loa có biến áp
Âm thanh bị méo: Do trước khi đẩy tín hiệu ra loa, Amply cần khuếch đại lên 100V và tại loa lại có biến áp hạ áp tự 100V xuống mức loa. Nên chất lượng âm thanh sẽ bị méo khi qua hai lần biến áp
Chế tạo loa chất lượng đắt hơn loa không biến áp: Với cùng một chất lượng thì loa có biến áp cần chế tạo vật liệu tốt hơn nên giá thành sẽ cao hơn loa không biến áp
Q1: Tại sao không dùng loa không biến áp cho thông báo, báo cháy
=> Dùng loa không biến áp cũng được, nhưng do số lượng loa thông báo báo cháy rất lớn nên sẽ đội chi phí và việc kết nối amply khác phức tạp, không cần thiết nên người ta chủ yếu dùng loa có biến áp
Q2: Dùng loa có biến áp nghe nhạc được không?
==> Hoàn toàn có thể dùng loa có biến áp để nghe nhạc, tuy nhiên chỉ đủ dùng để nghe nhạc nhẹ, nhạc quán cafe... chứ khó đáp ứng được trong buổi hòa nhạc, hát karaoke...
Q3: Có thể lắp lẫn loa có biến áp và loa không có biến áp chung 1 đường dây không
==> Bạn có thể lắp lẫn, nhưng loa có biến áp chắc chắn tiếng sẽ bé (nếu lắp ngõ ra trở kháng thấp) hoặc loa không biến áp sẽ cháy côn (nếu lắp ngõ ra 100V của amply)